Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Điểm danh 6 bệnh của dân văn phòng

Với tính chất công việc thường ngày thì của dân văn phòng thì ngồi nhiều và quá lâu bên bàn làm việc với màn hình máy tính để mở cũng có tác dụng như thuốc lá, qua thời gian sẽ xuất hiện những bệnh lý như thoai hoa cot song, thoát vị đĩa đệm , bệnh tim mạch... nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.

1. Ung thư ruột
Nhân viên văn phòng sử dụng máy tính thường xuyên trong vòng 10 năm sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột cao gấp đôi so với người không sử dụng. Theo nghiên cứu của Đại học Western, Australia, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thiếu vận động trong suốt thời gian làm việc.

2. Đau lưng: 
Theo Hiệp hội Chỉnh hình khớp xương của Anh, nếu bạn ngồi hơn 10 giờ một ngày trước máy tính và không đứng lên đi lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau lưng rất cao.

3. Đau tim:
 Những người ngồi hàng giờ trước máy tính có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch. Theo một nhóm nghiêm cứu của Đại học London, 67% số người làm việc 11 giờ/ngày có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

4. Tụ máu:
 Những người làm việc trước máy tính trong khoảng thời gian dài có nhiều khả năng xuất hiện những cục máu đông, làm tăng nguy cơ nghẽn mạch phổi gấp 2 lần.

5. Bệnh béo phì: 
Những người ngồi quá lâu trên ghế văn phòng thường có vòng eo lớn và lượng cholesterol xấu cao hơn. Để cải thiện tình hình, chỉ cần thỉnh thoảng đứng lên khoảng một phút rồi lại ngồi xuống làm việc tiếp.

6. Chứng mỏi não:
 Sử dụng nhiều thời gian làm những việc đơn điệu giống nhau có thể làm cho não mệt mỏi, dẫn đến chứng tâm thần phân liệt hoặc suy nhược thần kinh.

Bất ngờ độ nguy hiểm của đau lưng



Đau lưng đang là bệnh lý phổ biến hiện nay và có tỉ lệ người mắc phải cao. Đau lưng cũng là biểu hiện của một trong những bệnh về xương khớp như thoai hoa cot song, thoát vị đĩa đệm…gây ảnh hưởn không ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. Không những thế bây giờ đau lưng còn có thể coi nghiêm trọng hơn cả bệnh đau tim và đôt quỵ.



Theo một nghiên cứu mới công bố, đau ở vùng thắt lưng là nguyên nhân lớn nhất gây ốm yếu tàn tật tại phần lớn các nước, nghiêm trọng hơn cả đau tim và đột quỵ. Nghiên cứu của các chuyên gia về thấp khớp và dịch tễ học quốc tế cho thấy nông dân có nguy cơ bị đau lưng cao hơn gấp 3,7 lần so với nhân viên văn phòng trong khi tỷ lệ này ở giới khoa học là 1,2 lần. Số người bị đau ở vùng thắt lưng đã tăng từ 58,2 triệu người năm 1990 lên 83 triệu người năm 2010. Nguyên nhân chính khiến hiện tượng đau vùng thắt lưng ngày một gia tăng là tình trạng dân số lão hóa, bệnh béo phì và lối sống thụ động.

Theo GS Rachelle Buchbinder, thuộc Đại học Monash ở Melbourne, đau vùng thắt lưng ảnh hưởng tới chức năng thể chất, đôi khi để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Ví dụ, tại một số nước đang phát triển, nhiều người dân phải gánh nước sạch về sử dụng. Nhưng nếu bị đau lưng, họ có thể chấp nhận sử dụng nước bị ô nhiễm ở gần nhà và bệnh tật sẽ nảy sinh. GS Buchbinder nhấn mạnh phần lớn bệnh nhân đau lưng là do cơ học và cần có biện pháp điều trị đúng đắn. Với những bệnh nhân đau lưng cấp tính nên duy trì hoạt động thường nhật và uống thuốc giảm đau nếu cần. Nếu tình trạng đau lưng kéo dài hơn 6 tuần, khi đó bệnh nhân cần có phác đồ điều trị cơ học. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Annals of the Rheumatic Diseases.
(tổng hợp) 

Bí quyết đi giầy cao gót không bị ảnh hưởng đến xương

Đã từ rất lâu giày cao gót chính là "vũ khí quyền uy"  của phái đẹp trên toàn thế giới qua nhiều thời gian. Tuy nhiên mặt trái của việc lạm dụng giày cao gót quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Đó là những bệnh thoai hoa cot song, thoát vị đĩa đệm....Vậy thì chọn giày cao gót và sử dụng chúng như thế nào? Các thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn đọc

1. Chọn giày đúng size chân
Không ít các quý cô đã từng cố nhét đôi chân của mình vào một đôi giày size bé và nghĩ rằng đi một thời gian đôi giãy sẽ rộng ra bởi việc làm này gây tổn hại tới đôi chân của bạn rất nghiêm trọng.
Mua giày một kích thước nhỏ luôn luôn là một sai lầm.Bạn biết đấy, việc diện những đôi giày cao gót đã khiến cho bàn chân của bạn phải chịu sự dồn nén của trọng lượng cơ thể rồi vậy nên việc tiếp tục chèn ép bàn chân của mình vào những đôi giày size nhỏ chẳng khác nào bạn đang tự làm khổ chính bản thân mình.
Đừng vì ham đẹp hay ham rẻ mà mua những đôi giày cao gót nhỏ hơn size chân của mình, lựa chọn những đôi giày vừa vặn sẽ giúp bạn đi loại thoải mái và giúp bảo vệ phần mắt cá chân.

2. Chọn độ dốc vừa phải

Một trong những lời khuyên tốt nhất cho việc lựa chọn những đôi giày cao gót là mang giày cao gót là bạn nên lựa chọn những đôi giày có độ dốc vừa phải.
Không nên lựa chọn những đôi giày coa gót có độ dốc thẳng đứng bởi những đôi giày này khiến cho đôi bàn chân phải chịu áp lực của toàn bộ cơ thể mà nếu đi trên những đôi giày này quá lâu, không những đôi chân mà phần lưng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

3. Đi lại trên đôi giày cao gót mới để kiểm tra
Bạn có kế hoạch mang giày cao gót mới của bạn đến một đám cưới, phỏng vấn việc làm hay tham gia một sự kiện nào đấy mà phải đứng nhiều thì điều quan trọng là nên kiểm tra chúng ít nhất một vài lần trước khi đi để đảm bảo chúng không trở thành cản trở khiến bạn khó chịu và làm bạn không thoải mái.

4. Giữ lưng thẳng
Có rất nhiều phụ nữ bị đau chân hay đau lưng vì không đi giày cao gót đúng cách. Một lời khuyên cho các quý cô là nên giữ lưng thẳng, không chỉ khi đứng mà còn cần phải giữ lưng thẳng ở từng bước đi, điều này không chỉ làm giảm áp lực lên chân và lưng mà nó còn khiến bạn trông thanh lịch hơn trong đôi giày cao gót của mình.

5. Không nên đứng quá lâu khi mang giày cao gót

Hãy giảm thiểu thời gian đứng quá lâu trên đôi giày cao gót một cách ít nhất có thể. Nếu bạn thường xuyên phải mang những đôi giày cao gót thì cứ trong nửa tiếng, hãy để đôi chân của mình được nghỉ ngơi một vài phút, hãy tháo đôi giày cao gót và có thể mát xa nhẹ nhàng các đầu ngón chân để giúp lưu thông mạch máu.

6. Chọn giày cao gót phù hợp đôi chân
Một trong những lời khuyên tốt nhất để đi giày cao gót đúng cách là lựa chọn giày cao gót phù hợp với đôi chân của mình. Nếu bạn đang phải vật lộn một vết chai hay đau gót chân thì một đôi cao gót hở mũi cao gót sẽ là lựa chọn hợp lý hơn cả bởi nó làm giảm áp lực và tránh việc làm sưng tấy thêm phần gót chân.
Một đôi Ankle boots ôm sát cổ chân sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp các quý cô không bị đau chân hay đau lưng khi mang giày cao gót.

7. Sử dụng miếng lót giày
Bạn có thể sử dụng những dụng cụ hỗ trợ để đôi chân cảm thấy thoái mái hơn khi di chuyển với giày cao gót. Đó có thể là miếng lót cao su mềm hay bằng gel silicone. Đặc biệt nếu nó được làm từ silicone, nó sẽ giữ chân của bạn ổn định trong giày để chân không bị trượt về phía trước quá nhiều, bảo vệ ngón chân khỏi sự ma sát với mũi giày.
  
Nếu đã lựa chọn được một đôi giày vừa chân rồi thì một lời khuyên nữa giúp bạn mang giày đúng cách đó là hãy đóng thêm 1 miếng lót mỏng bằng cao su ở phần đế giày để tránh bị trơn trượt, còn nếu bạn đang vội thì hãy sử dụng miếng giấy nhám cho phần đế giày.



8. Tập Yoga

Tập yoga không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho các quý cô phải thường xuyên mang giày cao gót. Hãy dành thời gian tham gia một lớp học yoga vì nó sẽ không chỉ giúp bạn săn chắc cơ bắp mà còn giúp bạn có ý thức hơn về tất cả những gì đang xảy ra trong cơ thể mình.

9. Chọn cao gót có phần gót dày
Gót giày càng mảnh sẽ khiến bạn có những bước đi loạng choạng vô cùng không tốt cho cổ chân và bạn sẽ ngay lập tức bị mỏi hoặc đau phần này. Thay vào đó, hãy chọn những đôi giày gót với phần gót dày, chúng sẽ cho bạn những bước đi vững vàng, chắc chắn hơn. Trọng lượng cơ thể
cùng được phân bổ đều hơn, thay vì bị dồn về phía trước khiến chân dễ bị đau.10. Chăm sóc bàn chân sau khi mang giày cao gót
Bạn cũng đừng quên chăm sóc đôi bàn chân của mình sau nhiều giờ chịu áp lực trong đôi giày cao gót. Mỗi khi tháo giày cao gót ra bạn hãy dùng tay mát xa nhẹ nhàng từng ngón chân, lòng bàn chân và cả phần mắt cá chân, sau đó ngâm chân với nước ấm có pha một chút muối hay tinh dầu để giúp thư giãn và cũng giúp cho mạch máu ở chân được lưu thông.
(sưu tầm)

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Phương pháp điều trị viêm khớp



Bệnh về xương khớp đang phổ biến và có tỉ lệ người mắc phải cao. Mỗi khi thay đổi thời tiết hay do tác động môi trường thì bệnh lại tái phát gây nên những cơ đau khó chịu cho người bệnh: đau lưng ,mệt mỏi, đau cơ... Chính vì thế mà cần có những chế độ dinh dưỡng cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.

Nhiều bệnh lý viêm khớp, nhưng thường thấy là thoái hóa khớp, viem khop dang thap... Với người viêm khớp, cần giảm cân (nếu đang dư cân), vì dư cân khiến tăng lực chịu đựng lên các khớp, nhất là với những bệnh nhân thoái hóa khớp.

Bỏ thuốc lá cũng là một yêu cầu đối với bệnh nhân viêm khớp. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ tăng bệnh viêm khớp dạng thấp gấp hai lần người không hút. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc dùng cho người viêm khớp, viêm đa khớp. Cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn trước khi dùng.

Món ăn
- Lươn tẩm rượu, sấy: Chọn lươn con lớn, cùng một ít rượu. Lươn làm sạch, bỏ ruột, cho rượu vào lươn đảo đều, sau đó sấy khô, tán nhỏ thành bột cất đi sử dụng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g trộn với 2 thìa canh rượu để dùng.
- Dùng xương bò 60g, sừng linh dương 60g, thược dược phiến 60g, rượu trắng 100g. Xương bò tán nhỏ, rồi cùng các vị thuốc trên cho vào trong túi vải để ngâm trong rượu trắng sau 10 ngày lấy ra uống. Ngày uống 1 lần, mỗi lần một cốc 30 ml.
- Lộc nhung, câu kỷ tử: Dùng 5g lộc nhung (nhung hươu), câu kỷ tử 20g, rượu trắng 1 lít. Cho nhung hươu và câu kỷ tử vào rượu trắng ngâm trong bình đậy kín nắp, sau một tuần là sử dụng được. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần độ 30-40 ml, cứ 15 ngày là một liệu trình.
- Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài.
- Dùng nửa kg thịt dê, 200g cà rốt, các gia vị vừa đủ. Cà rốt và thịt dê rửa sạch thái miếng, thịt dê đem ướp gừng tươi, rồi xào trong chảo dầu nóng độ 5 phút, sau đó cho vào chút rượu, nước tương, gia vị và nước vừa đủ, nấu đến chín mềm. Sau đó lại cho vào nồi đất cùng vỏ quýt và 3 chén nước, nấu với lửa lớn đến sôi thì hạ nhỏ lửa, nấu đến khi thật nhừ, lấy ra dùng kèm trong bữa cơm.

Bài thuốc
Bài thuốc gồm các vị: hi thiêm thảo 30g, hải đồng bi 30g, nhẫn đông đằng 30g, tang chi (cành dâu tằm) 30g, kê huyết đằng 15g, tần giao 10g, tri mẫu 10g, cát căn 10g, sinh ý mễ 30g, phòng kỷ 10g. Cho tất cả vào nồi cùng nước vừa đủ, nấu sôi 20 phút, rồi sắc lại còn 300 ml, chia làm hai lần dùng trong ngày, uống lúc còn nóng ấm.
Hoặc dùng bài thuốc gồm: sinh toàn yết 60g, tam thất 30g, địa long 90g, sinh hắc đậu 60g hạt, xuyên ô 15g, xạ hương 3g (nghiền nhỏ, bỏ vào sau). Tất cả nghiền thành bột mịn dùng hồ gạo làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 2 lần (sáng, chiều) mỗi lần 7 đến 10 viên hoàn, dùng với nước ấm.

Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư?



Tôi 54 tuổi, đi khám chụp Xquang kết quả bị thoái hóa cột sống thắt lưng và đốt sống cổ, bác sĩ nói do tôi bị viêm đa khớp. Hiện nay 2 tay không làm việc gì nặng được và chân đi không muốn bước. Chẳng những thế tôi còn bị rụng hết tóc, phía sau đầu thì mọc lại nhưng trên đỉnh đầu thì mọc lại chỉ lơ thơ không đều. Tôi không biết mình mắc bệnh gì nữa, có phải tôi bị ung thư không.
(huongdaquy2014@gmail.com)


Chào bạn,
Hiện tượng thoai hoa cot song và đau đa khớp của bác sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Chúng tôi xin được chia sẻ như sau: Thứ nhất, hiện tượng rụng tóc nhiều phía sau gáy thường ít liên quan đến bệnh khớp mà liên quan chủ yếu tới thuốc trị bệnh. Rất tiếc, trong thư bác không nói đã uống thuốc hay tiêm thuốc gì. Còn nếu không do thuốc thì hiện tượng rụng tóc có thể liên quan đến dinh dưỡng. Còn ung thư đa phần không gây ra rụng tóc. Nếu bác đang uống thuốc nào đó, có thể thảo luận với bác sĩ về tình hình rụng tóc của mình, để bác sĩ có thể thay đổi thuốc làm giảm rụng tóc.
Cần phải thấy rằng, bệnh viem khop dang thap của bác mới là bệnh chính. Bệnh này có đặc điểm là tự phát, vì là bệnh tự miễn. Gây đau nhức ở nhiều khớp và có tính đối xứng hai bên. Thường đau 2 khớp cổ tay, 2 khớp cổ chân, 2 khớp gối. Bệnh này chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Chỉ có thuốc giảm thiểu triệu chứng và việc điều trị là rất phức tạp. Bác cần phải được khám tại bệnh viện và điều trị bài bản.