Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp, viêm đa khớp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.
Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương, thoai hoa cot song và gây nên đau. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.
Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:
1. Ngải cứu trắng nướng nóng

Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng
Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân, thoát vị đĩa đệm. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g

Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.
4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại
Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính
Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.
(tổng hợp)


Bất ngờ tác dụng của vỏ chanh

Quả chanh là loại quả rất quen thuộc với đời sống con người và cũng có nhiều tác dụng trong nhiều vấn đề của cuộc sống. Thường thì chúng ta hay lấy nước chanh là chủ yếu mà ít để ý đến vỏ chanh. Tuy nhiên vỏ chanh lại có công dụng "đáng nể " trong các phương pháp điều trị các loại bệnh. Sau đây là những công dụng của vỏ chanh giúp cho bạn đọc hiểu thêm.


Tốt cho xương
Vỏ chanh giúp cải thiện sức khỏe của xương. Vỏ chanh có chứa hàm lượng lớn canxi và vitamin C, những dưỡng chất có khả năng duy trì và cải thiện sức khỏe của xương. Ăn vỏ chanh thường xuyên có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương như loãng xương, viem khop dang thapviêm đa khớp.
Giảm căng thẳng
Vỏ chanh có khả năng giảm sự căng thẳng. Vỏ quả chanh có chứa bio-flavonoids, loại chất có khả năng làm giảm sự căng thẳng. Ăn một vài lát vỏ chanh hay uống một cốc trà nóng cùng vài lát vỏ chanh sẽ giúp bạn giảm sự căng thẳng và lấy lại trạng thái cân bằng.
Giảm cholesterol
Ăn vỏ chanh giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch. Kali trong vỏ chanh giúp duy trì huyết áp ổn định. Polyphenol flavonoid làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu). Vì vậy mà vỏ chanh có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, bệnh tim và bệnh tiểu đường.
Chống ung thư

Trong vỏ chanh có chứa thành phần gọi là salvestrol Q40 và limonene, được biết đến với công dụng chiến đấu chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, chất flavonoid có trong vỏ chanh còn có khẳng năng hạn chế sự phân chia của tế bào ung thư.
Vì vậy mà vỏ chanh được coi là một biện pháp ngăn chặn sự phát triển của một số loại bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da. Một nghiên cứu cho thấy, uống trà nóng với lát vỏ chanh đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tăng cường miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa
Điều quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng và không bị bệnh là có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Vỏ chanh có thể giúp bạn làm được điều này. Vỏ chanh có thể chống lại nhiễm trùng, điều trị cảm lạnh, cúm, đau họng,…Không chỉ vậy, vỏ chanh còn giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, do có hàm lượng chất xơ cao.
Tốt cho sức khỏe răng miệng

Thiếu vitamin C sẽ dẫn đến các vấn đề về răng và nướu như chảy máu nướu răng và viêm nướu. Vỏ chanh giàu axit citric nên có thể ngăn chặn các vấn đề liên quan đến răng và nướu.  Đó là lý do tại sao, bạn nên ăn vỏ chanh thay vì ném đi.
Trung hòa các gốc tự do
Các gốc tự do hiện diện trong các tế bào của cơ thể. Chúng là nguyên nhân gây ra một số loại ung thư, các vấn đề tim, lão hóa, sưng và các bệnh tự miễn dịch. Vitamin C có trong vỏ chanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do và giúp ngăn ngừa mắc các bệnh kể trên.
Giúp làn da khoẻ mạnh

Hầu hết các vấn đề về da như nếp nhăn, sắc tố da, mụn trứng cá, đốm đen,... được coi là những dấu hiệu nổi bật của lão hóa. Vỏ chanh là nguồn cung cấp vitamin C và axit citric dồi dào. Vì vậy mà vỏ chanh có khả năng làm sạch các mạch máu trong cơ thể và loại bỏ các tạp chất có mặt trong các tế bào da. Điều này thực sự thúc đẩy một làn da khỏe mạnh, giảm mụn trứng cá và giải độc cho da.
(sưu tầm)

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Nguy cơ viêm khớp ở trẻ em



Viêm khớp mạn tính trong độ tuổi thiếu niên là một trong những bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi này. Bệnh có thể gây ra những tổn thương ở màng ngoài tim, các mạch máu trong và ngoài tim, viêm cơ tim.

"5-15 tuổi dễ mắc bệnh" - Đây là nhóm bệnh tự miễn dịch, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi. Bệnh thường khởi phát sau khi nhiễm virut, Chlamydia mycoplasma, Streptococus, Salmonella, Shigella.

Khi bị viêm khớp mãn tính (viem khop dang thap), trẻ thường sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường. Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở thân mình và các gốc chi, nhưng các mẩn đỏ này mất rất nhanh. Triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày, thường là trẻ bị sưng đau các khớp cổ tay, khớp gối và mắt cá chân. Ở trẻ lớn thường là thể viêm ít khớp, chủ yếu ở một vài khớp to như khớp gối, khuỷu tay, háng, nhưng cũng có thể gặp ở khớp thái dương hàm và khớp cổ. Nơi khớp sưng thấy phù nề, sờ ấm nhưng không đỏ và ít đau. Khi sụn khớp đã bị dính và xơ thì khớp trở nên cứng và hạn chế sự vận động kèm theo các cơ ở chi đó bị teo. Các tổn thương khác cũng có thể gặp như trẻ bị nổi hạch, gan lách to, viêm đa màng như tràn dịch màng phổi,viêm màng tim hay viêm cầu thận.


Theo các chuyên gia tim mạch, trên 38% trẻ bị viêm khớp mạn tính có biểu hiện các bệnh về tim mạch như: viêm cơ tim, bệnh van tim... Đặc biệt là những bệnh nhân bị tổn thương khớp lan rộng, viêm đa khớp và rối loạn miễn dịch. Những bệnh nhân này tập trung chủ yếu ở hai nhóm tuổi chính là 5 - dưới 10 tuổi và nhóm 10 - 15 tuổi. Trong đó hơn 10,9% bị viêm cơ tim, 10,9% mắc bệnh van tim với tổn thương van hai lá chủ yếu, 9,1% rối loạn dẫn truyền.

Dinh dưỡng tốt, ngủ đủ

Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần phải được khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa khớp vì có thể trẻ bị thể bệnh nặng gây nguy hiểm. Mục đích của điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế đến mức tối đa những thương tổn gây phá hủy và biến dạng khớp. Điều trị bao gồm các biện pháp không dùng thuốc (vật lý trị liệu, duy trì sinh hoạt thường ngày), dùng thuốc và điều trị ngoại khoa.


Vật lý trị liệu nhằm duy trì đến mức tối đa tầm vận động của khớp, tránh cứng khớp, dính khớp. Có thể dùng các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng, tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp... Tuy nhiên trong thời gian đau nhiều có thể tạm thời bất động khớp nhưng cần lựa chọn tư thế sao cho giữ được biên độ vận động lớn nhất.

Cố gắng duy trì các sinh hoạt thường ngày như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, học tập ở trường lớp bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên trong những đợt tiến triển nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt có giấc ngủ đầy đủ.

Các loại "thực phẩm cần" cho chị em về bệnh viêm khớp



Bệnh viêm khớp, viêm đa khớp đang là bệnh phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của mọi người như các biểu hiện đau nhức, đau lưng, mệt mỏi.... Ngoài việc thực hiện chế độ luyện tập và thuốc men theo yêu cầu chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng đóng góp phần không nhỏ vào việc hạn chế các cơn đâu bệnh viêm khớp. Sau đây là những thực phẩm sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin cần biết.

1. Nước ép lựu

Nếu bạn bị đau đầu gối, cánh tay, hông hãy thử loại hoa quả có nguồn gốc Ba Tư có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa này. Nó có thể bảo vệ sụn của bạn.
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Case Western Reserve ở Cleveland, Mỹ đã cho chiết xuất lựu lên các mẫu mô của sụn bị tổn thương do viêm xương khớp mạn tính. Kết quả cho thấy loại nước này làm giảm hàm lượng các chất hóa học gây viêm liên quan tới sự quá phát của loại enzyme nào đó. Với số lượng bình thường, loại enzyme này là cần thiết cho thay thế sụn nhưng khi nó sản sinh quá nhiều – như trong bệnh viêm xương khớp – sẽ làm cho sụn bị mòn đi.

2. Thực phẩm giàu acid béo omega-3

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người bị viem khop dang thap ăn nhiều cá có dầu dường như ít bị viêm và đau hơn so với những người không ăn nhiều.
Một nghiên cứu cho thấy cũng giống như aspirin, các acid béo omega-3 giúp tăng cường sản sinh resolvins, vốn có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào viêm. Đây là tin vui cho những người bị viêm khớp xương mạn tính đặc biệt là những người bị viêm khớp dạng thấp.

3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã từng nghi ngờ các gốc tự do, mà các phân tử không ổn định của chúng tấn công các tế bào khỏe mạnh, là tác nhân gây viêm khớp. Một nghiên cứu của Nhật Bản mới đây chỉ ra rằng chính các gốc tự do phá hoại khả năng duy trì và tái tạo của sụn. Những người bị viêm khớp có xu hướng có nhiều phân tử gốc tự do hơn và do vậy, họ cần phải dung nạp nhiều hơn các chất chống oxy, đặc biệt là vitamin C và beta-carotene từ thực phẩm.

Vitamin C trong trái cây như cam và quả kiwi và zeaxanthin, một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong các loại rau lá xanh cũng làm giảm nguy cơ này. Những loại rau lá xanh (như rau bina, lá củ cải) cũng chứa nhiều vitamin E và một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung lượng lớn loại vitamin này cũng giúp giảm đau do viêm khớp xương, đặc biệt là khi kết hợp với vitamin C (250 tới 500 miligram/ngày)

3. Quả dứa
Bromelain, loại enzyme tiêu hóa protein có trong loại trái cây nhiệt đới này có tác dụng giảm viêm. Nó có tác dụng giảm đau do viêm xương khớp giống một số loại thuốc chống viêm như ibuprofen, ít nhất là khi nó được dùng dưới dạng bổ sung. Một số nghiên cứu về bổ sung bromelain cho thấy nó cũng có thể giảm đau do viêm khớp dạng thấp.
Ăn dứa giữa các bữa chứ không ăn cùng bữa ăn, loại enzyme này còn giúp bạn tăng cường tiêu hóa thức ăn. Hãy chọn dứa tươi hoặc để lạnh, không nên ăn dứa đóng hộp hoặc nước ép dứa.

 4. Đồ gia vị chống viêm
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều loại gia vị có tác dụng chống viêm. Gừng và nghệ chứa hợp chất curcumin có tác dụng ức chế các enzyme và protein thúc đẩy viêm. Một số nghiên cứu cho thấy gừng và nghệ đặc biệt giúp giảm đau và sưng ở những người bị viêm khớp.
Đinh hương chứa hóa chất chống viêm eugenol. Trong các nghiên cứu trên động vật gần đây, eugenol có tác dụng ức chế COX-2, loại protein thúc đẩy viêm. Đinh hương, nghệ và gừng cũng chứa các chất chống oxy hóa có vai trò làm chậm sự phá hủy sụn và xương do viêm khớp.

5. Trà xanh và các loại cam quít

Nhóm thực phẩm này cùng chứa quercetin. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đều chỉ ra rằng loại hợp chất hóa học này đóng vai trò là chất chống viêm và chống oxy hóa đầy quyền năng.
Nghiên cứu trước đây trên động vật cho thấy trà xanh giúp dự phòng hoặc giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Và theo nghiên cứu về Sức khỏe phụ nữ Iowa, những người uống hơn 3 cốc trà mỗi ngày giảm 60% khả năng bị viêm khớp dạng thấp so với những người không uống.