Bệnh xương khớp đang là vấn đề nan giải mà các nhà khoa học cũng như các bác sĩ quan tâm đến. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên ở độ tuổi trung niên có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. Chính vì thế mà mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể phòng tránh cũng như điều trị căn bệnh này.
Theo trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ
(CDC), số người mắc viêm khớp đang tăng nhanh chóng và đây là nguyên nhân hàng
đầu gây bất lực ở nam giới và lãnh cảm ở nữ giới. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa
viêm khớp?
Viêm
khớp là gì?
Viêm khớp là
rối loạn xuất phát từ sự viêm nhiễm. Nó xảy ra khi 2 khớp thường xuyên bị cọ
sát sau khi lớp sụn bảo vệ (một dạng chất giúp giảm ma sát) bị mất đi. Ngoài
ra, viêm đa khớp cũng có thể do sự hưởng ứng của hệ tự miễn.
Nguyên nhân
Có một số
nguyên nhân gây ra viêm khớp, bao gồm:
- Bị
chấn thương ở khớp
- Có
vấn đề về chuyển hóa như gout
- Yếu
tố di truyền
- Sự
viêm nhiễm
Ngoài ra là những nguyên nhân khác mà hiện y học
chưa thể giải thích.
Các biểu hiện của viêm khớp
Những người bị
viêm khớp “thừa” kinh nghiệm về biểu hiện của những lần phát bệnh, bao gồm cả
tình trạng sưng viêm, ửng đỏ cho tới tình trạng cứng khớp, sưng nề….
Đối với các
trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng có thể kèm thêm các biểu hiện khác bao gồm sốt,
sưng hạch, giảm cân, mệt mỏi và có vấn đề về phổi, tim hay thận.
Ai có nguy cơ viêm khớp?
Bất kỳ ai
cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Ước tính toàn thế giới có khoảng 350 triệu người
bị bệnh này. Hơn một nửa trong số này là ở độ tuổi chưa tới 65 và gần 60% là phụ
nữ.
Vậy làm thế
nào để biết mình có nguy cơ bị viêm khớp? Bước đầu tiên là chẩn đoán thông qua
các triệu chứng lâm sàng. Nếu bắt đầu thấy có tình trạng đau khớp hay viêm nhiễm
thì cần đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và chụp X-quang vùng khớp.
Khi có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ viết giấy chuyển bệnh nhân tới đúng
chuyên khoa để điều trị.
Điều trị viêm khớp
Việc điều trị
phụ thuộc rất nhiều vào loại viêm khớp: viêm khớp dạng thấp,..mà bạn được chẩn đoán. Các cách điều trị
phổ biến gồm:
- Liệu
pháp vật lý
- Bó
cố định vùng khớp để làm giảm sưng nề
- Đắp
đá lạnh lên khớp
-
Dùng thuốc kháng viêm
- Phẫu
thuật
Các bước ngăn ngừa viêm khớp
1. Thường
xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ
xương, cơ và khớp.
2. Bài tập
căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý
là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ
có thể dẫn tới kết quả ngược.
3. Ăn uống hợp
lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm
giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy
thoái.
4. Uống đủ nước:
Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét