Bàn ngón tay - biểu hiện phổ biến của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp
dạng thấp là 1 bệnh lý cũng đang có tỉ lệ người mắc phải tăng cao. Điển hình là
những bệnh nhân cao tuổi, gây ảnh hưởng không ít nhiều đến chế độ sinh hoạt và
sức khỏe. Bệnh thường biểu hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, cụ thể là ở khớp ngón
tay,chân,…Và biểu hiện bệnh phổ biến nhất là ở bàn ngón tay.
Bên cạnh
các vị trí như cổ tay, khớp ngón gần bàn chân, khớp gối, cổ chân..., thì phần lớn
bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (VKDT) biểu hiện ở khớp bàn ngón tay với tỷ lệ
lên tới 90%. Là bệnh
khó chẩn đoán, VKDT thường có triệu chứng giống với các bệnh khớp khác và chỉ
có thể nhận biết triệu chứng đầy đủ sau một thời gian bệnh phát triển. Giai đoạn
đầu, viêm khớp dạng thấp thường có tính chất đối xứng 2 bên, bệnh nhân bị đau nhiều về đêm và
gần sáng; có thể tràn dịch trong khớp gối kèm theo cứng khớp vào buổi sáng,...
Theo thời gian, các khớp viêm tiến triển tăng dần ở nhiều khớp khác như cổ tay,
khớp ngón gần bàn chân, khớp gối, cổ chân, khớp khuỷu. Tuy nhiên, phổ biến nhất
là các khớp nhỏ như bàn tay, chiếm tỉ lệ 90% số bệnh nhân bị Viêm khớp dạng thấp.
Khi khớp bàn tay bị viêm kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng dính khớp, bàn tay dính
và biến dạng ở tư thế nửa co, lệch trục hay còn gọi là bàn tay gió thổi, làm giảm
sút chất lượng sống của người bệnh.
Hiện
nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn VKDT. Người bệnh
thường được điều trị kết hợp nhiều biện pháp: dùng thuốc, vật lý trị liệu, phục
hồi chức năng, phẫu thuật,... nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, cải
thiện vận động khớp.
Bên cạnh
việc duy trì dùng thuốc hàng ngày, bệnh nhân viem da khop cần nghỉ ngơi trong thời gian
sưng đau, xoa bóp khớp tay, khớp chân,… để tránh dính khớp, teo cơ và kiên trì
tập luyện đúng cách, thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét