Viêm khớp dạng thấp là 1 trong những bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh mang lại cho người bệnh đặc trưng là đau, đau khớp, cảm giác mệt mỏi, xanh xao,... hay tổn thương những cơ quan có trên cơ thể. Tăng cân cũng là nhân tố đã góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên bệnh viem khop dang thap.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, phụ
nữ thừa cân hoặc béo phì tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp hơn những người giữ
cân nặng ổn định hoặc giảm cân. Cuộc nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn hơn
238.000 phụ nữ Mỹ tuổi từ 25 – 55 được theo dõi cách sinh sống, thói quen sinh
hoạt và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như hút thuốc lá, sử dụng
bia rượu, cho con bú, sử dụng thuốc tránh thai, tình trạng mãn kinh và điều trị
hormone sau mãn kinh cũng được ghi nhận lại. Người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tiến
sĩ Bing Lu, Bệnh viện Brigham & Women (Mỹ) cho biết, phụ nữ thừa cân và béo
phì có nhiều khả năng phát triển viêm khớp dạng thấp hơn so với những phụ nữ có
cân nặng bình thường, phụ nữ thừa cân và béo phì có nhiều khả năng phát triển
viêm khớp dạng thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thừa cân, những
người có chỉ số BMI từ 25 đến 29,9, nguy cơ bị bệnh này cao hơn 19% so với phụ
nữ có trọng lượng bình thường. Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường
niên của Trường đại học Rheumatology.
Nguyên
nhân
Viêm khớp dạng thấp do thoái hoá cơ, xương, khớp. Mỗi
khớp thường được bảo vệ bởi nhiều thành phần như cơ, gân, sụn và màng hoạt dịch.
Trong quá trình cuộc sống, do tuổi đời, do chấn thương, do lao động nặng nhọc
hoặc do tích lũy những chất độc hại, các khớp có thể bị thoái hóa, các tổ chức ở
khớp bị khô nước, hóa vôi, xơ hóa hoặc biến dạng, hầu hết sẽ làm mất đi tính
đàn hồi và sự linh hoạt cần thiết nên gây đau nhức và khó khăn khi chuyển động.
Bệnh thường xảy ra ở những khớp nhỏ và có tính đối xứng
nhau như khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối. Bệnh cũng có thể
xảy ra ở khớp háng, hoặc các đốt sống. Thoái hoá khớp thường được xem là một hệ
quả tự nhiên của quá trình lão hoá. Những nghiên cứu gần đây, phần lớn trường hợp
viêm khớp mãn tính có liên quan đến những vấn đề của hệ miển dịch.
Triệu
chứng
Biểu hiện thường thấy: Mệt mỏi, sốt, thiếu máu, gầy
sút. Có tổn thương khớp như các khớp sưng, nóng, đỏ, đau. Thường xuất hiện ở
các vị trí: khớp cổ tay, bàn ngón tay, khớp liên đốt ngón tay, khớp gối, khớp cổ
chân, khớp ngón chân. Điều quan trọng là tổn thương khớp có tính chất đối xứng
2 bên.Ví dụ: viêm khớp cổ tay trái thì cũng sẽ biểu hiện viêm cả cổ tay phải
(tuy nhiên cũng có trường hợp hiếm gặp là chỉ viêm một khớp).
Nên
điều trị sớm
Mục đích điều trị là để làm giảm viêm đa khớp, giảm đau
và đề phòng sự hủy xương, biến dạng khớp để phục hồi chức năng vận động. Điều
trị càng sớm càng tốt vì hiệu quả điều trị càng cao tránh được nguy cơ tàn phế.
Các thuốc điều trị bao gồm thuốc tác dụng nhanh (có
tác dụng chống viêm giảm đau, có nghĩa là có tác dụng điều trị triệu chứng) và
thuốc tác dụng chậm (là thuốc điều trị cơ bản, có nghĩa là bắt buộc phải sử dụng
vì điều trị theo cơ chế sinh bệnh).
Việc điều trị những thuốc điều trị cơ bản (tác dụng
chậm) cần điều trị lâu dài, có thể nhiều năm. Cần kết hợp với tập luyện tốt, vật
lý trị liệu và có một chế độ dinh dưỡng tốt. Trường hợp khớp bị biến dạng, mất
chức năng vận động thì có thể được thay khớp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét