Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần chăm sóc như nào?

Câu hỏi: Bố tôi 50 tuổi, bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến hai chân không thể cử động được. Sau một thời gian điều trị hiện nay đã nhúc nhắc đi lại được. Tôi muốn hỏi, bố tôi nên tập luyện thế nào để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tốt hơn? Nguyễn Phong Duy (Thái Bình)

Trả lời 


Đĩa đệm là thành phần cấu trúc không phải là xương nằm giữa hai đốt sống bao gồm nhân nhày ở giữa, bao bọc xung quanh là những vòng sợi xơ rất chắc. Nó có vai trò như một bộ phận giảm xóc bảo vệ cho cột sống khỏi bị chấn thương trong các tình huống như ngã ngồi hoặc khiêng vác vật nặng. Ở người trên 35 tuổi, đĩa đệm và nhân nhày thường dễ bị thoái hóa, thoai hoa cot song các vòng sợi trở lên giòn, dễ vỡ, rách. Nếu có một áp lực mạnh đột ngột lên đĩa đệm, ví dụ ngã đập mông xuống đất, cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế..., các vòng sợi bị rách và nhân nhày bị đẩy ra ngoài, chui vào ống sống gây chèn ép tủy sống hoặc chèn vào nơi thoát ra của rễ thần kinh dẫn đến đau lưng, đau thần kinh tọa, hoặc liệt hai chân, đại tiểu tiện không tự chủ...

Trường hợp của bố bạn bị thoát vị đĩa đệm, hai chân không cử động được thì nhiều khả năng đĩa đệm đã chèn ép vào đám rối thắt lưng cùng gây hội chứng liệt hai chân và thường kèm bí đại tiểu tiện. Trong trường hợp này, nếu mới xảy ra thì đến ngay cơ sở y tế khám và chẩn đoán sớm, nếu đúng là thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thì phẫu thuật sẽ rất tốt, bệnh nhân có thể đi lại được sớm. Trường hợp không phẫu thuật mà để lâu dài dễ gây teo yếu hai chân, phục hồi sẽ khó khăn hơn. Bạn không nói bố bạn đã, đang điều trị bằng phương pháp gì, bị bệnh đã bao lâu nên chúng tôi khó đưa ra được chính xác lời khuyên. Tuy nhiên nhìn chung có các biện pháp luyện tập như kéo giãn cột sống, tập vật lý trị liệu, sóng ngắn, hồng ngoại... Để thực hiện các biện pháp này bạn nên đưa bố bạn đến khoa phục hồi chức năng ở các bệnh viện gần nhà. Hằng ngày có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như xoa bóp chân chống teo cơ, tập đi bằng nạng khung, tập bơi... Chú ý tránh lao động nặng, các động tác vận động, xoắn vặn cột sống thắt lưng. Có thể đeo thắt lưng chỉnh hình để tránh thoát vị đĩa đệm tái phát hoặc nặng thêm.
(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét