Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Phương pháp luyện tâp tránh đau lưng

Đau lưng đang là bệnh phổ biến hiện nay và xảy ra ở các độ tuổi khác nhau. Đau lưng cũng là biểu hiện của bệnh thoai hoa cot song, thoát vị đĩa đệm. Để hạn chế những cơn đau nhưng thế này thì người bệnh thường nhờ đến sự giúp đỡ của các thiết bị máy móc hiện đại. Tuy nhiên cũng có nhưng bài tập thể dục giúp cho người bện cảm thấy thoải mái hơn. Sau đây là 1 số bài tập thể dục giúp hạn chế cơn đau lưng

Bài tập lưng
Bài 1
- Tư thế ban đầu: Nằm ngửa, hai cánh tay duỗi thẳng theo cơ thể, hai chân co sát vào nhau, bàn chân đặt trên mặt đất.
- Động tác: Thở ra, đồng thời nâng mông lên khỏi mặt đất, lên gân hai bên mông và giữ lưng thẳng. Hít vào đồng thời hạ hông xuống gần sát mặt đất. Sau đó lặp lại quá trình này 20 lần. Mỗi buổi tập 6 vòng như vậy.
Bài 2
- Tư thế ban đầu: Chống hai tay hai chân xuống đất, mặt hướng xuống đất.
- Động tác: Cong mông lên đồng thời ép lưng xuống phía dưới, bụng thả lỏng. Giữ nguyên tư thế này 10 giây. Sau đó, cong lưng lên phía trên, thu bụng lại. Giữ nguyên tư thế này 10 giây. Mỗi lần tập, lặp đi lặp lại động tác này từ 5 đến 10 lần.
Bài 3
- Tư thế ban đầu: Chống hai tay hai chân xuống đất, mặt hướng xuống đất.
- Động tác: Hít sâu, sau đó vừa thở ra vừa trượt hai bàn tay về phía trước càng xa càng tốt, sao cho xương đùi ở tư thế song song với mặt đất. Vừa hít vừa trở về tư thế ban đầu. Mỗi lần tập, lặp đi lặp lại động tác này từ 6 đến 10 lần.

Bài tập đùi
Bài 1
- Tư thế ban đầu: Đứng áp lưng vào tường. Hai chân gập lại thành góc vuông, hai tay duỗi thẳng theo thân người.
- Động tác: Co chặt vòng bụng và thở ra trong vòng 30-40 giây trong tư thế này. Sau đó từ từ đứng dậy, nghỉ 20 giây. Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 6 lần.
Bài 2
- Tư thế ban đầu: Nằm ngửa, gáy chạm đất, mông sát chân tường, hai chân duỗi thẳng dọc theo tường.
- Động tác: Nâng hông lên bằng cách tỳ mạnh gót chân vào tường cho đến khi mặt dưới bàn chân chạm vào tường. Gáy vẫn áp sát đất. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây. Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 6-10 lần.

Bài tập bụng
Bài 1
- Tư thế ban đầu: Nằm ngửa, hai chân co lại, bàn chân đặt sát nhau trên mặt đất, hai tay duỗi thẳng về phía đầu gối.
- Động tác: Nâng nhẹ đầu và vai đồng thời thở ra, phần dưới lưng vẫn áp sát mặt đất. Vừa hít vào vừa trở về vị trí ban đầu. Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 6-10 lần.
Bài 2
- Tư thế ban đầu: Nằm ngửa, hai chân co lại thành góc vuông, hai bàn chân cách nhau khoảng 20cm. Hai cánh tay gập lại, hai bàn tay đặt sau đầu hoặc ngang hai thái dương.
- Động tác: Thở ra, nâng đầu và vai lên sao cho khuỷu tay và đầu gối càng gần nhau càng tốt. Hít vào và hạ đầu xuống. Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 10-20 lần.


Chú ý: Số lần tập chỉ ra trên đây chỉ là gợi ý. Người tập có thể tuỳ khả năng của mình để tăng hoặc giảm số lần lặp lại động tác. Không nên cố nếu cảm thấy số lần tập nói trên là quá sức.

Phương hướng dự phòng và cách điều trị thoái vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống

Hiện nay do cách điều trị còn gặp nhiều khó khăn nên việc dự phòng phòng tránh thoai hoa cot song và thoát vị đĩa đệm đang được quan tâm cao. Để giúp cho bạn đọc những thắc mắc về phương pháp dự phòng cũng như phương pháp điều trị hiệu quả thì BS.PSG Nguyễn Văn Trương sẽ giúp chúng ta có được những thông tin thật cần thiết.



Thoái hoá cột sốngthoát vị đĩa đệm không còn là những cái tên xa lạ với mỗi chúng ta. Bệnh  có tỉ lệ người mắc bệnh cao ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân dẫn đến bệnh rất đa dạng: do chấn thương, bệnh lý hoặc cũng do nghề nghiệp… tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự thoái hoá xương khớp, do tuổi tác. Không chỉ có những người lao động nặng, chơi thể thao sai tư thế có tỉ lệ mắc bệnh cao mà giới văn phòng cũng đang có nguy cơ cao rất dễ mắc căn bệnh này. Cho đến hiện nay vẫn chưa phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm. Chính vì thế đã tạo cho người bệnh những cơ đau dai dẳng, đau lưng,…. Gây ảnh hưởng không ít nhiều đến vóc dáng và đời sống sinh hoạt.
(sưu tầm)

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần chăm sóc như nào?

Câu hỏi: Bố tôi 50 tuổi, bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến hai chân không thể cử động được. Sau một thời gian điều trị hiện nay đã nhúc nhắc đi lại được. Tôi muốn hỏi, bố tôi nên tập luyện thế nào để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tốt hơn? Nguyễn Phong Duy (Thái Bình)

Trả lời 


Đĩa đệm là thành phần cấu trúc không phải là xương nằm giữa hai đốt sống bao gồm nhân nhày ở giữa, bao bọc xung quanh là những vòng sợi xơ rất chắc. Nó có vai trò như một bộ phận giảm xóc bảo vệ cho cột sống khỏi bị chấn thương trong các tình huống như ngã ngồi hoặc khiêng vác vật nặng. Ở người trên 35 tuổi, đĩa đệm và nhân nhày thường dễ bị thoái hóa, thoai hoa cot song các vòng sợi trở lên giòn, dễ vỡ, rách. Nếu có một áp lực mạnh đột ngột lên đĩa đệm, ví dụ ngã đập mông xuống đất, cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế..., các vòng sợi bị rách và nhân nhày bị đẩy ra ngoài, chui vào ống sống gây chèn ép tủy sống hoặc chèn vào nơi thoát ra của rễ thần kinh dẫn đến đau lưng, đau thần kinh tọa, hoặc liệt hai chân, đại tiểu tiện không tự chủ...

Trường hợp của bố bạn bị thoát vị đĩa đệm, hai chân không cử động được thì nhiều khả năng đĩa đệm đã chèn ép vào đám rối thắt lưng cùng gây hội chứng liệt hai chân và thường kèm bí đại tiểu tiện. Trong trường hợp này, nếu mới xảy ra thì đến ngay cơ sở y tế khám và chẩn đoán sớm, nếu đúng là thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thì phẫu thuật sẽ rất tốt, bệnh nhân có thể đi lại được sớm. Trường hợp không phẫu thuật mà để lâu dài dễ gây teo yếu hai chân, phục hồi sẽ khó khăn hơn. Bạn không nói bố bạn đã, đang điều trị bằng phương pháp gì, bị bệnh đã bao lâu nên chúng tôi khó đưa ra được chính xác lời khuyên. Tuy nhiên nhìn chung có các biện pháp luyện tập như kéo giãn cột sống, tập vật lý trị liệu, sóng ngắn, hồng ngoại... Để thực hiện các biện pháp này bạn nên đưa bố bạn đến khoa phục hồi chức năng ở các bệnh viện gần nhà. Hằng ngày có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như xoa bóp chân chống teo cơ, tập đi bằng nạng khung, tập bơi... Chú ý tránh lao động nặng, các động tác vận động, xoắn vặn cột sống thắt lưng. Có thể đeo thắt lưng chỉnh hình để tránh thoát vị đĩa đệm tái phát hoặc nặng thêm.
(sưu tầm)

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Cột sống cần được chăm sóc như thế nào?

Cột sống được coi như khung nhà chống đỡ toàn bộ cơ thể của chúng ta. Chính vì thế mà cột sống có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên với sự tác động của môi trường và chế độ sinh hoạt không hợp lý đã làm ảnh hưởng không ít nhiều đến cột sống dẫn đến các bệnh về cột sống: thoai hoa cot song.... Bởi vậy chúng ta cần có những phương pháp và chế độ thích hợp để chăm sóc cột sống khoẻ mạnh.

Cột sống được cấu thành từ các đốt sống và đĩa sống sắp xếp thành 3 đường cong tự nhiên theo hình chữ S. Sự sắp xếp đặc biệt này giúp thăng bằng khi di chuyển, nâng đỡ cơ thể bạn ở các tư thế nằm, ngồi, đứng hay vận động.
Thói quen tư thế xấu, theo thời gian thậm chí có thể làm cho đĩa đệm của bạn mất chức năng sớm trong việc giảm sốc cho cột sống, gây đau và phát sinh những vấn đề của đĩa đệm như thoat vi dia dem..
Vận động cơ học tốt cho cơ thể, giúp giữ cột sống theo đường cong tự nhiên và di chuyển một cách nhẹ nhàng như một cỗ máy vận hành êm dịu. Qua việc duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống cả ngày, bạn sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giúp phòng ngừa đau lưng và chấn thương lưng.

Tư thế vận động cơ học đúng
Ngủ: Khi bạn nằm ngửa hay nằm nghiêng, lưng hay cơ thể bạn phải được áp sát mặt nệm. Nếu bạn nằm ngửa, nên đặt một cái gối dưới vùng đầu gối để giữ đường cong cơ thể tốt. Nếu bạn nằm nghiêng nên co hai gối để giảm áp lực lên lưng bạn
ột điều rất quan trọng khi nằm là phải lựa chọn loại nệm có độ cứng phù hợp, vừa có tác dụng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, vừa giúp duy trì và bảo vệ đường cong tự nhiên của cột sống.
Đứng: Nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, nên đặt một chân lên bục để làm giảm áp lực lên cột sống và để duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống. Nếu cần thiết, gập nhẹ gối, mang nẹp lưng, đi giày thấp để giảm sốc cho cơ thể và giữ cột sống theo trục.

Ngồi: Giữ 3 đường cong tự nhiên của cột sống bằng cách dùng ghế có nâng đỡ lưng bạn. Một cuộn khăn hay gối nhỏ đặt ở thắt lưng giúp nâng đỡ đường cong thắt lưng. Khi lái xe, chỉnh vị trí ghế sao cho đầu gối ngang bằng với mông.
Nghiêng, cúi: Gối và háng của bạn giúp duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống. Để cẳng chân bạn làm chính khi khuân vật nặng và đứng gần để làm giảm nhẹ nhất trọng lượng của vật thể.
Xoay: Bạn phải hình dung để cơ thể xoay theo một khối từ vai đến mông. Xoay với chân, không xoay với lưng. Đặt chân bạn theo hướng đang xoay và nhảy quanh điểm xoay.
Lấy đồ vật: Đứng gần vật cần lấy. Dùng dụng cụ để lấy nếu cần thiết. Gồng cơ bụng để phụ khối cơ lưng, sử dụng chủ yếu tay và chân để thực hiện công việc. Dùng dụng cụ dài để lấy đồ vật trên cao, tránh nhón chân nhảy lên.
Ngoài những phương pháp chăm sóc cột sống bằng chế độ tập thể dục thể thao đều đặn thì cần có những chế độ dinh dưỡng khoa học để góp phần vào sự chăm sóc cột sống.

Đau lưng ư? Đơn giản thôi.

Đau lưng là bệnh phổ biến hiện nay. Mọi lứa tuổi đều mắc phải nhưng chủ yếu là ở độ tuổi trung niên có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. Để điều trị bệnh đau lưng thì người bệnh thường ngĩ rằng những loại thuốc thông thường hoặc kê đơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ hay phẫu thuật. Tuy nhiên cũng có nhiều cách đơn giản để có thể điều trị đau lưng 1 cách hiệu quả nhất.
Vỏ cây liễu
Vỏ của cây liễu trắng (Salix alba) chứa một chất gọi là salicin mà cơ thể có thể chuyển đổi thành a xít salicylic. Đây cũng là chất mà aspirin trở thành khi nó được chuyển hóa trong cơ thể. A xít salicylic được xem là một hợp chất có hoạt tính trong aspirin có tác dụng giảm đau và chứng viêm, khiến vỏ cây liễu trắng trở thành sự thay thế tự nhiên cho thuốc giảm đau.
Vitamin B12
Có một số bằng chứng cho thấy vitamin B12 có thể giúp giảm đau lưng. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, các chuyên gia Ý đã nhận thấy những người sử dụng vitamin B12 giảm đáng kể mức độ đau và tàn phế. Họ cũng dùng ít thuốc giảm đau hơn so với những người dùng giả dược.
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp trị bệnh theo Đông y được thiết kế nhằm khai thông các huyệt đạo khí lực đang gây đau cũng là phương pháp điều trị thoai hoa cot song. Các nhà nghiên cứu Anh nhận thấy những người được châm cứu ít bị đau và lo lắng về chứng đau của mình hơn so với những người nhận được sự chăm sóc chuẩn. Sau 2 năm, nhóm được châm cứu có khả năng hết bệnh cao hơn và ít dùng thuốc giảm đau hơn.
Trị liệu cột sống
Các bác sĩ trị liệu sử dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống để phục hồi sự linh hoạt của các khớp xương và giảm đau. Để làm điều này, bác sĩ vận dụng lực tay có kiểm soát lên các khớp xương bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Phương pháp này đã được chứng minh trong nhiều cuộc nghiên cứu là có tác dụng giảm đau và cứng cơ, đồng thời thúc đẩy sự làm lành vết thương.
Kem capsaicin
Capsaicin là chất được tìm thấy trong ớt cay vốn tạo cảm giác cay nóng khi chúng ta ăn vào. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi chất này được sử dụng trong một loại kem và được bôi trên da, nó làm giảm mức độ của một hợp chất tín hiệu thần kinh có chức năng truyền những tín hiệu đau. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, những người bị đau lưng được bôi kem capsaicin giảm đau nhiều hơn so với những người dùng giả dược.
Yoga
Đây là phương pháp thực hành những tư thế được thiết kế để tạo ra tác dụng cụ thể lên trí não, cơ thể và tâm hồn của con người. Một cuộc nghiên cứu ở những người bị đau lưng dưới nhẹ đã so sánh các bệnh nhân tập yoga với những người chỉ được cung cấp kiến thức về lưng. Sau 16 tuần, các nhà điều tra phát hiện có sự sút giảm đáng kể mức độ đau, tàn phế cũng như việc dùng thuốc trị đau ở những người tập yoga. Yoga cũng được áp dụng để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Liệu pháp tắm ngâm

Đây là một trong những cách giảm đau cổ xưa nhất. Như tên gọi của nó, liệu pháp này bao gồm việc tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm hoặc nước khoáng để giảm đau. Một cuộc nghiên cứu gần đây đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp này đối với chứng đau lưng và phát hiện ra những lợi ích giảm đau đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, tắm ngâm không phải dành cho tất cả mọi người. Những người mắc bệnh tim không nên vận dụng liệu pháp này nếu không có sự theo dõi của bác sĩ.
(sưu tầm)

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

[Video] Nguyên nhân và cách chữa trị viêm khớp dạng thấp



Viêm khớp dạng thấp là bệnh mang tính xã hội vì tỉ lệ mắc bệnh cao nếu kéo dài sẽ dẫn đến tàn phế và được gặp ở mọi lứa tuổi. Những thường gặp ở độ tuổi trung niên và nữ giới. Hầu hết các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp đều cho rằng bệnh ảnh hưởng rất lớn đời sống và tâm lý của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ dẫn đến hậu quả không nghiêm trọng, sinh hoạt của người bệnh cần được sự giúp đỡ của người khác.
Để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân cũng như biểu hiện, phương pháp chữa bệnh viem khop dang thap bạn đọc sẽ được PGS- TS Trung Quốc Trường tư vấn về những thông tin về viêm đa khớp dạng thấp.
(sưu tầm)




Chữa viêm đa khớp bằng lá lốt

Với các bà nội trợ thì lá lốt là nguyên liệu không thể thiếu được trong món chả lá lốt quen thuộc và cũng là gia vị cho vào các món canh các loại. Không những thế lá lốt còn được dùng như 1 vị thuốc trong dân gian để chữa các loại bệnh hiện nay và bệnh về viêm đa khớp cũng không ngoại trừ cần sự góp mặt của vị thuốc này.


Bộ phận dùng, chế biến: Dùng lá, thu hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa hay rễ. Thường dùng tươi hoặc phơi khô.
Công dụng, chủ trị: Dùng lá lốt làm gia vị, thuốc chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân.
Liều dùng: Ngày dùng 5 – 10g lá phơi khô hay 15 – 30g lá tươi. Sắc với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng tươi dạng thuốc sắc để ngâm tay chân hay đổ mồ hôi, ngâm đến khi nước nguội thì thôi.

Những bài thuốc có sử dụng lá lốt
Chữa đau do chấn thương: Lá lốt, ngải cứu, hy thiêm thảo liều lượng bằng nhau (khoảng 1 nắm) giã nát, chưng nóng đắp chỗ lưng đau, ngày 2 lần.
Hỗ trợ giảm đau do viêm khớp, viem khop dang thap: Lá lốt, cỏ xước, cốt khí củ, dây đau xương mỗi thứ 15g, cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 7 ngày.

Chữa tổ đỉa: Lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước thuốc vừa đun âm ấm thì dùng rửa sạch chỗ tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục trong 5 – 7 ngày là khỏi.
Chữa đổ mồ hôi ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân khg 5 – 7 phút thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Ngâm liên tục 10 – 15 ngày.
Hỗ trợ chữa chứng phù thũng do thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Uống trong 3 – 5 ngày.
Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Chú ý: Lá lốt hơi giống lá trầu không, hồ tiêu và trầu rừng. Cần phân biệt khi thu hái.
(sưu tầm )

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Thoát vị đĩa đệm - nguyên nhân và cách điều trị


thoai hoa cot song là bệnh về xương khớp đang phổ biến hiện nay, đặc biệt với độ tuổi trung niên trở ra. Bệnh gây nên cảm giác đau đớn, đau lưng khó chịu gây ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của người dân. Bởi vậy cần có những phương pháp điều trị cũng như những chế độ ăn uống hợp lý để có thể đẩy lùi bệnh này.

Sau đây, Bs Nguyễn Đăng Tuấn, PGS – TS Nguyễn Nhật Kim sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh cũng như những kiến thức cần có về nguyên nhân cũng như cách điều trị.
(sưu tầm)

Điểm danh sai lầm khi bị đau lưng

Mỗi khi đau lưng là lại mang đến những cảm giác khó chịu cho người bệnh. Điển hình là mệt mỏi, tâm lý không thoải mái.... gây ảnh hưởng không ít nhiều đến đời sống cũng như công việc của ngừơi bệnh. Tuy nhiên để làm hạn chế những cơn đau lưng thì người bệnh có thể vô tình áp dụng những phương pháp sai lầm làm cho bệnh đau thêm. Sau đây là những sai lầm khi bị đau lưng cần tránh.

NẮN BÓP
Trước khi đến gặp nhân viên y tế để nắn bóp, cần chụp Xquang xương sống. Những cảm giác khó chịu ở lưng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác nghiêm trọng hơn, như khối u chẳng hạn. Trong trường hợp có khối u thì không được nắn bóp.
Cũng không nên áp dụng “liệu pháp dùng tay” khi bị thoát vị gian đốt sống. Liệu pháp này cũng không thích hợp đối với phụ nữ sau mãn kinh, những người lớn tuổi xương giòn có thể bị gãy xương.
- Nhờ sự giúp đỡ của những người không chuyên nghiệp.
Hiện nay một số cơ sở y tế có thực hiện liệu pháp xoa bóp, nhưng các chuyên gia thì không nhiều.
Bác sĩ có kinh nghiệm phải xem người trước kết quả chẩn đoán bệnh của bạn ra sao, sau đó mới tiến hành xoa bóp.
- Lầm tưởng xoa bóp sẽ giải quyết được mọi vấn đề.
Bạn cần nhận thức được rằng không thể nào chữa khỏi được bệnh hỏng xương sụn. Cũng không nên tin những người nắn bóp nếu họ hứa rằng có thể nắn chỉnh lại đốt sống bị trật. Trật đốt sống là ca nghiêm trọng, chỉ có thể chỉnh lại qua phẫu thuật. Ngay cả phẫu thuật cũng không phải luôn luôn thành công.

MẶC ÁO CHỈNH HÌNH
- Mặc áo chỉnh hình trong một thời gian dài.
Đương nhiên, khi đau lưng do hỏng xương sụn, việc mắc áo chỉnh hình có thể giúp loại trừ những cảm giác khó chịu. Nhưng chỉ 3 tháng sau, các cơ lưng bắt đầu yếu đi. Hậu quả là có thể bạn suốt đời phải đeo đai đỡ lưng.
Vì vậy chỉ cần mặc áo chỉnh hình nếu bạn làm công việc nặng hay chẳng hạn như khi phải ngồi làm việc lâu. Trong trường hợp đó, phải tổ chức chỗ làm việc thật khoa học. Cần chọn ghế ngồi, không phải là ghế tựa lưng mềm mà là ghế gỗ cứng. Khi đó, dù muốn hay không bạn cũng phải đứng dậy giải lao – một việc làm có lợi cho cơ lưng.
- Từ bỏ không dùng những phương pháp chữa bệnh khác.
Nên nhớ rằng áo chỉnh hình chỉ là phương tiện trợ giúp để nâng đỡ cột sống một cách thích hợp và không làm căng cứng lưng tránh tình trạng làm thoai hoa cot song. Lý tưởng nhất là để các cơ lưng làm việc đó. Vì vậy tập thể dục là điều cần phải được chú ý trước tiên.

TẬP THỂ DỤC
- Tự chọn những bài tập thể dục.
Mỗi vùng đốt sống cần có những bài tập riêng mà chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới  được chỉ định. Chẳng hạn, khi cảm thấy đau vùng cổ, nhiều người quay lắc cổ làm xương kêu răng rắc. Việc làm này quả là mang lại cảm giác dễ chịu ngay trong một lúc. Nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu tập những bài: căng cơ ra ở một tư thế, rồi sau đó thư giãn trong vài giây đồng hồ. Lặp đi lặp lại vài lần.
Khi đau vùng thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cũng không nên thực hiện những bài tập có những động tác đột ngột và quay vòng.
- Bắt đầu tập nặng
Cần nhớ rằng khi bị đau lưng thì các cơ của cột sống bị yếu đi. Những bài tập nặng và khó chỉ làm cho tình hình thêm xấu. Vì vậy, muốn khôi phục phong độ cho cơ thể thì cần tiến hành từ từ. Quãng thời gian từ khi thực hiện những bài tập nhẹ đến những bài tập phức tạp, tối thiểu cũng phải một tháng.
- Sai lầm thứ tám
Một số người cứ lầm tưởng rằng tập thể hình, tập yoga hay những bài tập thời thượng là có thể thay thế những bài tập chữa bệnh. Trên thực tế không phải như vậy. Chúng chỉ có tác dụng phòng ngừa thôi. Chỉ nên coi chúng là công cụ hỗ trợ khi cơ lưng đã cứng cáp trở lại.

Cần lưu ý rằng cùng với tuổi tác, xương bị loãng cần phải được bổ sung canxi để tăng cường cho sự chắc khỏe của xương.

Nguy cơ từ tăng cân dẫn đến viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là 1 trong những bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh mang lại cho người bệnh đặc trưng là đau, đau khớp, cảm giác mệt mỏi, xanh xao,... hay tổn thương những cơ quan có trên cơ thể. Tăng cân cũng là nhân tố đã góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên bệnh viem khop dang thap


Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, phụ nữ thừa cân hoặc béo phì tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp hơn những người giữ cân nặng ổn định hoặc giảm cân. Cuộc nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn hơn 238.000 phụ nữ Mỹ tuổi từ 25 – 55 được theo dõi cách sinh sống, thói quen sinh hoạt và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, cho con bú, sử dụng thuốc tránh thai, tình trạng mãn kinh và điều trị hormone sau mãn kinh cũng được ghi nhận lại. Người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Bing Lu, Bệnh viện Brigham & Women (Mỹ) cho biết, phụ nữ thừa cân và béo phì có nhiều khả năng phát triển viêm khớp dạng thấp hơn so với những phụ nữ có cân nặng bình thường, phụ nữ thừa cân và béo phì có nhiều khả năng phát triển viêm khớp dạng thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thừa cân, những người có chỉ số BMI từ 25 đến 29,9, nguy cơ bị bệnh này cao hơn 19% so với phụ nữ có trọng lượng bình thường. Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên của Trường đại học Rheumatology.

Nguyên nhân
Viêm khớp dạng thấp do thoái hoá cơ, xương, khớp. Mỗi khớp thường được bảo vệ bởi nhiều thành phần như cơ, gân, sụn và màng hoạt dịch. Trong quá trình cuộc sống, do tuổi đời, do chấn thương, do lao động nặng nhọc hoặc do tích lũy những chất độc hại, các khớp có thể bị thoái hóa, các tổ chức ở khớp bị khô nước, hóa vôi, xơ hóa hoặc biến dạng, hầu hết sẽ làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt cần thiết nên gây đau nhức và khó khăn khi chuyển động.
Bệnh thường xảy ra ở những khớp nhỏ và có tính đối xứng nhau như khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối. Bệnh cũng có thể xảy ra ở khớp háng, hoặc các đốt sống. Thoái hoá khớp thường được xem là một hệ quả tự nhiên của quá trình lão hoá. Những nghiên cứu gần đây, phần lớn trường hợp viêm khớp mãn tính có liên quan đến những vấn đề của hệ miển dịch.

Triệu chứng


Biểu hiện thường thấy: Mệt mỏi, sốt, thiếu máu, gầy sút. Có tổn thương khớp như các khớp sưng, nóng, đỏ, đau. Thường xuất hiện ở các vị trí: khớp cổ tay, bàn ngón tay, khớp liên đốt ngón tay, khớp gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân. Điều quan trọng là tổn thương khớp có tính chất đối xứng 2 bên.Ví dụ: viêm khớp cổ tay trái thì cũng sẽ biểu hiện viêm cả cổ tay phải (tuy nhiên cũng có trường hợp hiếm gặp là chỉ viêm một khớp).

Nên điều trị sớm
Mục đích điều trị là để làm giảm viêm đa khớp, giảm đau và đề phòng sự hủy xương, biến dạng khớp để phục hồi chức năng vận động. Điều trị càng sớm càng tốt vì hiệu quả điều trị càng cao tránh được nguy cơ tàn phế.
Các thuốc điều trị bao gồm thuốc tác dụng nhanh (có tác dụng chống viêm giảm đau, có nghĩa là có tác dụng điều trị triệu chứng) và thuốc tác dụng chậm (là thuốc điều trị cơ bản, có nghĩa là bắt buộc phải sử dụng vì điều trị theo cơ chế sinh bệnh).

Việc điều trị những thuốc điều trị cơ bản (tác dụng chậm) cần điều trị lâu dài, có thể nhiều năm. Cần kết hợp với tập luyện tốt, vật lý trị liệu và có một chế độ dinh dưỡng tốt. Trường hợp khớp bị biến dạng, mất chức năng vận động thì có thể được thay khớp.


Nhận biết dấu hiệu viêm khớp qua chiều dài ngón tay

Viêm khớp là bệnh lý đang rất phổ biến trên khắp Thế giới, Việt Nam cũng không phải là nơi có tỉ lệ bệnh nhân viêm đa khớp khá cao. Ngoài những biện pháp đi kiểm tra ở các bệnh viện thì mọi người cũng có thể phát hiện lý thú được dấu hiệu của viêm khớp qua chiều dài của các ngón tay.


Một nghiên cứu với hơn 2.000 người tham gia đã được đăng trên chuyên san Viêm khớp và Thấp khớp cho thấy, những người - đặc biệt là phụ nữ - có ngón tay trỏ ngắn hơn ngón đeo nhấn thường có nguy cơ mắc chứng bệnh phổ biến nhất của viêm khớp, viem khop dang thap cao hơn 2 lần.
Tỷ lệ chiều cao giữa ngón trỏ và ngón đeo nhẫn cũng là một trong những dấu hiệu thể hiện sự khác biệt về giới tính. Nam giới thường có ngón trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn còn phụ nữ thì những ngón này thường dài bằng nhau.
Các nghiên cứu trước đã liên hệ tỷ lệ này tới sức mạnh và khả năng tình dục. Và giờ đây các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Nottingham (Anh) đã khám phá ra rằng bệnh viêm khớp có thể liên quan tới các ngón tay.
Vì đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét mối quan hệ chiều dài 2 ngón tay trỏ và ngón đeo nhẫn đối với bệnh viêm khớp nên vẫn còn có nhiều nghi vấn. Giáo sư Michael Doherty, trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh: "Cơ chế đằng sau nguy cơ này còn chưa rõ ràng và rất cần có thêm những khám phá tiếp theo".
(sưu tầm)

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Nguy cơ tàn phế và tính mạng của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là loại bệnh về khớp đang có tỉ lệ người mắc phải cao và người lớn tuổi chiếm phần cao nhất. Bệnh gây ảnh hưởng không ít nhiều đến sức khỏe và tâm lý cho người bệnh. Bởi vậy nếu không được phát hiện kịp thời thì viem khop dang thap để lại hậu quả nghiêm trọng là nguy cơ tàn phế và nguy hiểm đến tính mạng.


Từ ngày 6 đến 9-6, hội nghị thấp khớp học của châu Âu được diễn ra tại Berlin, Đức, với sự tham dự của khoảng 15.000 bác sĩ trên thế giới. Cũng như mọi khi, chủ đề lớn của hội nghị vẫn tập trung vào việc điều trị căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Mọi nỗ lực của ngành y đều tập trung làm sao để bệnh nhân bị bệnh này có cuộc sống “thực” chứ không phải sống trong sự đau đớn do căn bệnh gây ra.

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, gây hủy hoại nhiều khớp một cách đối xứng khiến bệnh nhân đau đớn cùng cực khi vận động, đồng thời bệnh cũng gây ra hư hại ở nhiều cơ quan khác mà nguy hiểm nhất là ở tim mạch, gây thiếu máu, mệt mỏi toàn thân cho bệnh nhân. Bệnh xảy ra ở nữ giới nhiều gấp ba lần nam giới và chiếm tỉ lệ khoảng 0,05% toàn dân số.
Bệnh xảy ra là do nguyên nhân viêm của màng bao khớp dẫn tới tình trạng hư hại, biến dạng khớp một cách mau lẹ nếu không được điều trị. Các khớp hay bị sưng, đau, vận động gây đau đớn. Bệnh hay xảy ra trên khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu, vai, cổ chân, gối, khớp háng một cách đối xứng. Những phát hiện mới trong các nghiên cứu được trình bày cho thấy bệnh nhân bị bệnh này có 30% bị bệnh lý tim mạch và trong số đó 50% có thể bị chết vì các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra bệnh nhân viêm đa khớp còn có thể bị loãng xương toàn thân, thiếu máu, mệt mỏi toàn thân. Tại VN, nhiều bệnh nhân còn bị thêm biến chứng do dùng corticoide nên làm bệnh nặng hơn. Rất nhiều bệnh nhân rơi vào rối loạn tâm thần trầm cảm do bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu được các giáo sư đầu ngành trình bày tại hội nghị cho thấy việc phối hợp, dùng sớm các nhóm thuốc cũ và mới giúp đẩy lui cơn bệnh, ngăn ngừa sự tàn phế, ngăn ngừa các biểu hiện ngoài khớp giúp bệnh nhân sống tốt hơn.Tại VN, rào cản lớn nhất  cho người bệnh là giá thuốc quá cao và bảo hiểm không chi trả. Chưa kể việc chậm trễ dùng các thuốc điều trị cũ cũng như mới, cộng thêm tình trạng sử dụng corticoide tràn lan khiến bệnh nhân tàn phế nhanh hơn.

Do đó chúng tôi nghĩ các bộ ngành cần xem xét đưa thêm các thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp vào danh mục thuốc bảo hiểm để bệnh nhân được điều trị tốt hơn.

Thực phẩm phòng, chữa bệnh viêm khớp

Cứ đến những khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi hay những ngày đông giá rét, mưa phùn giá rét thì có nhiều người than phiền về những cơn đau khớp. Đặc biệt là những người lớn tuổi phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Những cơn đau đó chính là biểu hiện của bệnh viêm đa khớp. Chính vì thế cần có những chế độ dinh dưỡng hợp lý.


Về thịt thì có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua. Đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm "ăn gì bổ nấy", do vậy để phòng ngừa viem khop dang thap , họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những "dược liệu" tự nhiên này.

Về thực vật thì cần ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, một số thực vật như đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa.

Về hoa quả thì nên ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Đặc biệt hiện nay người ta đã phát hiện được tác dụng chữa viêm đa khớp của quả bơ kết hợp với đậu nành. Các cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng các chất trong trái bơ hay đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Trong một cuộc nghiên cứu, những người bị thoái hóa khớp gối hay khớp háng được cho uống trái bơ hay đậu nành trong vòng 6 tháng thấy giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và không phát hiện thấy tác dụng phụ gì cả. Một số gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, lá lốt đều có tác dụng chống viêm, giảm đau đối với bệnh thoái hóa khớp, thoai hoa cot song . Thậm chí người ta còn phân tách được từ ớt hoạt chất capsain có thể bôi chữa sưng đau khớp thoái hóa. 

Nấm và mộc nhĩ: có nhiều loại nấm rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi. Các món ăn chế từ nấm như canh nấm đông cô, lẩu nấm, nấm hương xào thập cẩm rất được ưa chuộng. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch... là các bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi. Mộc nhĩ và nấm hương là những thực phẩm gia vị được dùng phổ biến để nấu cỗ, trong các dịp Tết lễ. Tuy nhiên, mộc nhĩ còn có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Mộc nhĩ còn chứa một loại polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u. Nấm hương được mệnh danh là "vua của các loại nấm" còn có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại. Y học hiện đại coi nấm hương như một nguồn bổ sung đáng kể lượng vitamin D2 để phòng và chống bệnh còi xương, trị chứng thiếu máu. Đó là do chất ergosterol có trong nấm hương, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D2.
Nấm hương, mộc nhĩ có thể kết hợp với súp lơ xanh, cà rốt, ớt đỏ để tạo thành món nấm hương xào thập cẩm, không chỉ ngon mà còn có khả năng phòng bệnh thoái hóa khớp. Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe. 

Ngoài ra ăn cà chua cũng rất có lợi cho khớp. Có quan điểm cho rằng khi chế biến cà chua phải bỏ hạt vì ăn phải thì dễ bị viêm xương khớp. Trên thực tế không đúng như vậy. Ăn cà chua rất có lợi vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà chua không những không có hại mà còn có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.

Tuy nhiên có một số thực phẩm không có lợi cho những người cao tuổi như các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, đồ uống ngọt thì nên hạn chế.


Về đồ uống, các nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng tỏ uống rượu vang có điều độ có thể làm giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp mạn tính.
(sưu tầm)

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Chữa đau lưng với đậu đen

Đậu đen là loại ngũ cốc rất đỗi quen thuộc nhất đối với mỗi người. Đậu đen thường góp mặt vào trong những món ăn ngon và dân dã và cũng là thành phần không thể thiếu trong các món chè. Không những có vai trò trong ẩm thực thì đậu đen còn có công dụng giúp giải độc, hạ nhiêt,... Ví dụ là bệnh đau lưng, đau bụng....


Nguồn cung cấp dinh dưỡng và vitamin đa dạng

Theo y học hiện đại: đậu đen có: glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe… Theo y học cổ truyền, đậu đen là một loại dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát. 


Thực phẩm giàu chất xơ: trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Chất xơ và một số chất khác có trong đậu đen ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn nên chúng rất thích hợp với người bị bệnh đái tháo đường. Do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Giàu chất chống oxy hóa: đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, isoflavone, anthocyanidin giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… nhưng cao gấp 10 lần.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: người ta nhận thấy những người ăn nhiều đậu đen, rau xanh, ngũ cốc là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.

Tăng cường sắt và mangan cho cơ thể: đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Mangan, có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu mangan cho cơ thể mỗi ngày.

Nguồn protein: một bát nhỏ đậu đen cung cấp khoảng 15,2g protein (tương đương 30,5% nhu cầu protein và 74,8% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 227g đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ.


Nguồn cung cấp vitamin đa dạng cho cơ thể:
- Vitamin A: được dùng cho trẻ em chậm lớn, mắt bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt, bệnh vảy cá, bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng tay, móng chân bị biến đổi, hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ, chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai, nhiễm khuẩn tiêu hóa, có lợi cho người thiếu hụt viatmin A như người vừa ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp…
- Vitamin B1: có lợi cho người bị tê phù, viêm đau dây thần kinh, suy nhược cơ thể…
- Vitamin B2: có lợi trong rối loạn hấp thu, rối loạn thị giác, trẻ em chậm lớn, thiếu máu, viêm loét da, niêm mạc như loét lưỡi, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm loét giác mạc...
- Vitamin C: phòng ngừa bệnh Scorbut. Phòng ngừa thiếu hụt vitamin C do chế độ ăn mất cân bằng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm thời kỳ dưỡng bệnh…

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đậu đen

Chữa đau bụng dữ dội, chưa rõ nguyên nhân: đậu đen 100g, sao cháy, sắc lấy nước đặc cho thêm rượu, uống nóng 1 lần. Cơn đau giảm nhanh, nhưng cũng cần đưa bệnh nhân đi khám ngay lập tức ở bệnh viện để có chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Chữa đau lưng ê ẩm, cứng đờ, cử động khó: đậu đen: 300g sao vàng, 300g nấu chín nhừ, 300g cho vào chõ đồ chín. Trộn đều ba loại trên cho vào 2 lít rượu chưng cách thủy 30 phút, sau đó ngâm tiếp 7 ngày, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ vào bữa ăn (tổng lượng 100ml/ ngày). Ngoài ra có thể dùng rượu cho thêm ít gừng tươi xào nóng, xoa bóp lưng rất hiệu nghiệm.

Chữa đái rắt, đái buốt, tiểu ít: đậu đen 15g, hạt sen 15g, rau má, hạt mã đề vừa đủ, tất cả đem sắc đặc uống thay nước chè. Uống 5 - 7 ngày.

Chữa đau nhức ở các khớp xương( thoai hoa cot song, thoát vị đĩa đệm ) hoặc ngộ độc rượu lâu ngày: lấy một quả dừa xiêm, vạt đầu, rồi bỏ 20g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3 - 4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tuần chỉ cần ăn 1 lần hoặc ăn 1 - 2 lần trong tháng.


Cháo thanh nhiệt giải độc dùng trong mùa nóng: đậu đen 50g, lá sen 1 lá, gạo tẻ 50g. cách chế biến: lá sen lấy loại lá bánh tẻ, loại bỏ tạp chất thái nhỏ đem sắc 15 - 20 phút, lọc lấy nước bỏ bã. gạo tẻ và đậu đen loại bỏ tạp chất, vo qua, cho vào nồi rồi cho nước sắc lá sen vào thêm nước cho đủ, đem ninh nhừ thành cháo. nêm gia vị vừa đủ bắc ra ăn nguội trong ngày. có thể ăn thường xuyên trong mùa hè. thích hợp cho tất cả mọi lứa tuổi, nhất là với người phải làm việc trong môi trường nắng nóng, người háo khát, người can thận âm hư gồm: tăng huyết áp, phụ nữ tiền mãn kinh, rôm sảy, ban ngứa,suy nhược cơ thể…

Chăm sóc xương khớp từ các loại rau,củ,quả

Theo từng độ tuổi và thời gian thì độ "khỏe mạnh" của xương khớp cũng thay đổi theo. Nếu xương khớp không đủ khỏe thì sẽ dẫn đến tình trạng bị bệnh về xương khớp như viêm đa khớp, thoái hóa cột sống,... Bởi vậy chúng ta nên có những phương pháp luyện tập thể dục thể thao cũng như chế độ ăn uống hợp lý để có 1 bộ xương chắc khỏe. Sau đây là những loại rau, củ, quả đóng góp 1 phần không nhỏ vào việc chăm sóc xương khớp.

1.Giá đỗ


  Trong giá đỗ có chứa rất nhiều vitamin C, khoáng chất, amino acid, protein và phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon… là các chất chống oxy tăng cường sức khỏe cho xương, khớp,  giúp chị em giảm hẳn lo lắng về quá trình loãng xương, thoai hoa cot song. Nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương.
 Tuy giá đỗ rất bổ, nhưng do có thể có cả chất độc trong giá sống nên bạn cần rửa kỹ giá đỗ sạch trước khi sử dụng. Lưu ý bạn không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
  
2. Bắp cải

  Bắp cải giàu vitamin K, giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông nên rất tốt cho người bệnh xương khớp, giúp xương chắc khỏe tránh tình trạng thoát vị đĩa đệm . 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg.
 Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể thay thế bằng bông cải xanh, rau bó xôi, cải thìa, cải xanh, cải xoăn và các loại rau có lá xanh đậm khác vì các loại cải này cũng chứa rất nhiều vitamin K. Hãy tập thói quen ăn chúng thường xuyên, chắc chắn sẽ giúp xương khỏe hơn đấy bạn nhé.

3. Rau bina (rau chân vịt)

 Rau chân vịt chính là thực phẩm vàng cho những người bị loãng xương. Vitamin K, vitamin A cùng với canxi, magiê và sắt có trong rau chân vịt giúp bạn có hệ xương chắc khỏe. Chỉ cần một chén rau chân vịt tươi (hoặc 1/6 cốc rau chân vịt nấu chín) đã đủ gấp đôi nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn.
 Tuy nhiên, rau chân vịt còn chứa nhiều axit oxalic. Do đó, nếu bạn mắc các bệnh về thận thì không nên ăn quá nhiều rau chân vịt.

4. Khoai tây

 Khoai tây rất phổ biến, nhưng nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của khoai tây đối với cơ thể và hệ xương. Vitamin C trong khoai tây cực kỳ cao, nó sản xuất collagen giúp kết nối các mô xương với nhau. Mặc dù hàm lượng canxi trong khoai tây không cao, nhưng khoai tây cực kỳ giàu magiê, nó có thể hỗ trợ việc hấp thụ canxi rất chuẩn xác và nhanh chóng.
 Khi chọn mua khoai tây, tránh chọn các khoai có da nhăn nheo hoặc héo, có các chỗ đen mềm, đổi màu, các vết cắt hoặc bầm trên bề mặt vỏ hay xanh lục vì có thể củ khoai này đã bị hỏng.

5. Cà chua

 Cà chua là loại thực phẩm xanh cực kì có lợi cho sức khỏe. Nó cung cấp một lượng lớn vitamin K, canxi và dưỡng chất, ngăn ngừa lão hóa, cung cấp collagen cho cơ thể và bảo vệ xương khớp, phòng chống thoái hóa. Theo các nhà nghiên cứu, hạt cà chua có thể thay thế chất aspirin có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp rất hiệu quả và an toàn.
 Mách nhỏ bạn bí quyết nhất giúp xương mau liền và phục hồi khi xương bị tổn thương đó là hãy ăn thật nhiều cà chua.

  6. Các loại hoa quả
 Bạn đã biết có nhiều loại hoa quả rất tốt cho xương hay chưa? Ví dụ như đu đủ, dứa, chanh, bưởi giúp bổ sung men kháng viêm và sinh tố C cực tốt cho người bị đau khớp, tránh đau lưng. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng quả bơ kết hợp với đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen là thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương.
 Một loại quả cũng có tác dụng rất tốt với người bệnh xương khớp phải kể tới chuối. Chuối có tập trung lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali – chất điện phân ngăn ngừa mất canxi của cơ thể. Chính vì thế, nhiều nhà khoa học khuyên chúng ta nên ăn ít nhất một trái chuối mỗi ngày.


Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Những điều cần lưu ý của viêm khớp dạng thấp

Viêm đa khớp là 1 trong những bệnh về xương khớp khó điều trị nhất. Để vượt qua những cơn đau của bệnh những khi thời tiết giao mùa là niềm hạnh phúc của nhiều người. Chính vì thế mà cần có những lưu ý để tránh mắc bệnh hay có những phương pháp hạn chế đẩy lùi căn bệnh. 


Trên thực tế, người mắc bệnh viêm khớp rất nhạy cảm với thời tiết, thời tiết thay đổi, hiện tượng đau nhức cũng thay đổi theo. Điều này không có nghĩa là bệnh tình càng thêm nặng bởi khi thời tiết tốt lên thì đau nhức cũng dần dần mất đi. Vậy nên, để giảm bớt đau nhức, người bệnh nên có sự chuẩn bị để triệu chứng bệnh giảm thiểu ở mức thấp nhất: Giữ ấm cơ thể là quan trọng nhất!

Thời tiết lạnh làm cho độ kết dính niêm dịch tại khớp tăng lên, gây thêm trở ngại cho các hoạt động của khớp. Vậy nên người bị viêm đa khớp thường có cảm giác đau nhức các khớp khi không khí lạnh bắt đầu ùa về. Vì thế việc giữ ấm lúc này là quan trọng nhất.
Người bị viêm thấp khớp cần cố gằng giảm thiểu gánh nặng và hoạt động vùng khớp bằng cách giảm cân, dùng gậy chống hoặc tay vịn nếu bị viêm khớp đầu gối, dùng găng tay hoặc miếng bảo vệ nếu bị viêm khớp cổ tay.
Người bị viêm khớp dạng phong thấp rất cần sự trợ giúp của người nhà, không nên vì điều trị khó khăn mà mất đi lòng tin. Thực tế, chỉ cẩn chú ý một số chi tiết nhỏ là có thể khống chế được bệnh tình như nghỉ ngơi điều độ, giảm bớt hoạt động khi phát bệnh; tập luyện khi bệnh lui để duy trì cơ bắp, duy trì chức năng cho khớp.

  Người bị viem khop dang thap do ăn uống thì cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa can-xi như sữa, chế phẩm từ đậu, tránh ăn các thực phẩm kích thích, đông lạnh. Nếu trong khi uống thuốc bị phù thũng và huyết áp cao thì nên khống chế lượng dung nạp của muối và nước.

Còn có một số thực phẩm thuộc vào hàng cấm kỵ của người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bởi vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất trao đổi có thể làm tăng gánh nặng cho khớp, trong đó bao gồm các thực phẩm chất béo cao, hải sản ( ví dụ như hải sâm, tảo biển, cá biển, tôm biển…) và các sản phẩm quá chua quá mặn ( ví dụ như lạc, rượu trắng, các loại rau củ muối, trứng muối, cá muối vv).