Thoát vị đĩa đệm đang là vấn đề nan giải hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Vì thế người bệnh cần phải ý thức về độ nghiêm trọng của bệnh để có những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân đầu tiên gây thoát vị đĩa đệm là các
chấn thương cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
Nhiều thói quen sinh hoạt lao động hàng ngày cũng ảnh
hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo
cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.
Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai
đôi cột sống, gù vẹo, thoai hoa cot song cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị
thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ
giảm đi theo tuổi.
Bệnh thường gặp với những người trên 30 tuổi, đĩa
đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ
hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột
sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát
vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di
truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ
bị thoát vị đĩa đệm.
Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và
những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt
trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ.
Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng
cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng,
khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.
Lao động và làm việc khó khăn ảnh hưởng lớn đến chất
lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đau rễ
thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép
cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau lưng , đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại,
đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện.
Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông
(nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị
tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau
rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải
dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân
phải nằm nghỉ.
Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ
thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương
cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy
rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét