Trong công cuộc điều trị bệnh viêm đa khớp thì chế độ dinh dưỡng góp 1 phần không hề nhỏ. Bởi vậy không phải thực phẩm nào cũng tốt cho bệnh mà chúng ta cần phải chọn lọc kỹ những thực phẩm nào Nên và Không Nên cho bệnh.
Dâu tây
Loại trái cây này chứa nhiều vitamin C. Một số
nghiên cứu cho rằng vitamin C có thể ngăn chặn sự phát triển của chứng viêm
khớp và tình trạng mất sụn thường đi kèm. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C
còn có cam quýt, đào và ớt chuông đỏ.
Dầu ô liu:
Các khớp xương đau nhức của người bệnh có thể rất
cần dầu ô liu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất polyphenol trong dầu ô liu có
thể giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
Cá hồi:
Loại cá này giàu 2 loại chất dinh dưỡng có thể nuôi
dưỡng sự khỏe mạnh của khớp xương, đó là vitamin D và a xít béo omega-3. Nếu
thiếu vitamin D, như phần lớn những người trưởng thành, việc bổ sung loại
vitamin này có thể góp phần xoa dịu những cơn đau do viêm khớp và hạn chế khả
năng tàn tật. Còn a xít béo omega-3 luôn được giới chuyên gia khuyên dùng do
khả năng chống viêm nhiễm của nó.
Trà xanh:
Loại thức uống dịu thần kinh này chứa đầy các chất
chống oxy hóa gọi là catechin, có tác dụng chống viêm nhiễm và do đó có thể trì
hoãn các tổn thương về sụn ở những người bị viem khop dang thap.
Rau lá xanh đậm:
Ăn nhiều rau quả rất tốt cho sức khỏe nói chung cũng
như tăng cường khả năng chịu đựng của xương khớp. Một chế độ ăn kiểu Địa Trung
Hải với các món chủ đạo là rau, quả, hạt, có thể giúp xóa tan tình trạng viêm
nhiễm. Rau cải lá xanh đậm còn giàu vitamin K, chất dinh dưỡng đóng vai trò
ngăn chặn bệnh viêm khớp.Loại cá này giàu 2 loại chất dinh dưỡng có thể nuôi
dưỡng sự khỏe mạnh của khớp xương, đó là vitamin D và a xít béo omega-3.
Nếu
thiếu vitamin D, như phần lớn những người trưởng thành, việc bổ sung loại
vitamin này có thể góp phần xoa dịu những cơn đau do viêm khớp và hạn chế khả
năng tàn tật. Còn a xít béo omega-3 luôn được giới chuyên gia khuyên dùng do
khả năng chống viêm nhiễm của nó.
Lưu ý:
Khi đau khớp, viêm khớp cần tránh ăn các thức ăn
nhiều chất phốt-pho (có trong thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến), thịt đỏ,
sản phẩm bơ sữa vì tuy giàu protein, vitamin, khoáng chất nhưng lại quá nhiều
chất béo làm tăng viêm, giảm canxi và tình trạng bệnh xấu đi. Không nên ăn ngô,
sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, đồ đông lạnh, thức
ăn chiên rán kỹ vì dễ bị dị ứng, viêm nặng hơn.
Hạn chế bánh kẹo, đồ uống ngọt có nhiều đường, phốt
pho vì dễ tăng viêm tấy. Các thực phẩm chất béo cao, hải sản (sâm, tảo biển, cá
biển, tôm biển…), các sản phẩm quá chua quá mặn cũng không nên ăn vì sẽ tăng
gánh nặng cho khớp.
Trong khi đó, bệnh nhân viêm khớp nên cân nhắc tránh
dùng hoặc giảm bớt sự hấp thu một số thực phẩm sau:
Dầu bắp:
Chất béo có trong dầu bắp, dầu hạt hướng dương và
dầu đậu nành chứa chủ yếu a xít béo omega-6. Dù những chất béo này không gây
hại, một số cuộc nghiên cứu cho rằng sự mất cân bằng quá lớn giữa omega-3 và
omega-6 có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm. Do đó, nên dùng dầu ô liu.
Bánh mì trắng:
Một nghiên cứu từng đặt ra nghi vấn rằng hạt ngũ cốc
đã qua xử lý có thể kích thích tình trạng viêm khớp. Trong khi đó, chế độ giàu
chất xơ lại giúp giảm nhẹ tình trạng này. Do vậy, nên chọn ngũ cốc nguyên hạt
cho bữa ăn hằng ngày và hạn chế ngũ cốc đã qua xử lý như trong trường hợp bánh
mì trắng.
Tuy nhiên người bệnh ngoài thực hiện những chế độ ăn uống hợp lý thì vẫn cần phải tuân thủ theo những phương pháp điều trị của bác sĩ cũng như chế độ tập luyện thể dục thể thao để có 1 sức khỏe tốt